Máy giặt nói chung và máy giặt Electrolux nói riêng là người trợ thủ đắc lực của các bà nội trợ cũng như là với gia đình của chúng ta nhưng các gia đình Việt thường có thói quen sử dụng xấu đó là để cho máy giặt Electrolux quá tải và việc làm này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tuổi thọ cũng như công năng hoạt động của máy.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bảo hành máy giặt Electrolux về các lý do tại sao bạn không nên để máy giặt Electrolux quá tải để có thói quen sử dụng tốt hơn cũng như giữ được chiếc máy giặt nhà mình thật bền nhé.

Máy giặt Electrolux quá tải sẽ giặt đồ không sạch

Quá trình giặt quần áo cần một lượng nước đủ để hòa tan bột giặt, nước tẩy, cuốn trôi hết cặn bẩn và vi khuẩn. Tất nhiên, khi bạn cho quá nhiều quần áo vào máy giặt, lượng nước chảy vào máy sẽ giảm đi đáng kể, từ đó lượng nước trong máy sẽ không thể hòa tan tuyệt đối bột giặt và cặn bột, làm tăng khả năng cặn bột đọng bám lại sau quá trình giặt.

Bên cạnh đó, nước không đủ khiến cho bụi bẩn không thể bị rửa trôi, kết quả là sau quá trình giặt những chất này chắc chắn không ít thì nhiều vẫn sẽ lưu lại trên quần áo, khiến quần áo không sạch hoàn toàn.

Quần áo bị kẹt trong máy

Tình trạng này có lẽ bất cứ người dùng nào cũng có thể hình dung, nguyên nhân là do lượng quần áo trong một mẻ giặt quá nhiều, hoặc là do các loại chất liệu khác nhau khiến lồng giặt mất cân bằng. Bạn nhét đầy quần áo vào một không gian giặt nhỏ với lượng nước ít, lượng bọt nhiều. Từ đó, quần áo trong lồng giặt không có không gian để tách ra, dễ xoắn rối vào nhau, trong quá trình máy quay rất dễ bị kéo rách.

Máy giặt xảy ra hiện tượng trào bọt

Nếu máy giặt Electrolux quá tải nhưng vẫn có thể hòa tan hết lượng bột giặt bạn cho vào, một trường hợp nguy hiểm hơn vẫn có thể xảy ra: Trào bọt máy giặt. Khi bạn giặt nhiều quần áo, lượng bột giặt bạn cho vào máy sẽ tăng theo. Đôi khi, một phần của chúng không tan hết, một phần tạo ra lượng bọt lớn. Nếu bạn dùng máy giặt cửa trên, lượng bọt dư thừa này rất dễ trào ra ngoài.

Lý do không nên để máy giặt electrolux quá tải

Hệ thống máy giặt bị nóng lên

Dù là máy giặt Electrolux Inverter hay máy giặt Electrolux cấu tạo bằng hệ thống dây curoa, máy cũng sẽ phải gồng lên vận hành khi bạn bắt máy phải giặt một lượng đồ quá lớn. Cũng giống như một người cố gắng quá sức để nâng vật nặng, chắc chắn sẽ gây tổn hại đến thân thể. Hệ thống máy sẽ phản ứng với trường hợp này bằng cách phát ra âm thanh rè rè, thân máy nóng lên nghiêm trọng.

Trong vài trường hợp nghiêm trọng, dây curoa có thể bị đứt, dẫn đến hỏng máy. Đây là trường hợp khẩn cấp và bạn nên gọi kỹ thuật viên đến hỗ trợ ngay tránh để lỗi thêm trầm trọng và nguy hại tới máy giặt nhà mình.

Máy giặt Electrolux bị rung lắc

Như đã nói ở trên, máy giặt Electrolux quá tải có thể làm quần áo xoắn rối vào nhau vì chúng không có không gian để tách ra. Lượng quần áo này khi bị xoắn vào nhau sẽ có xu hướng dồn qua một bên, làm cho thùng giặt bị nghiêng. Khi máy chạy, đồ giặt sẽ va đập với vỏ máy, gây ra rung lắc, tạo tiếng ồn rất khó chịu. Nguy cơ thùng giặt bị móp, méo, biến dạng hoặc thủng thùng giặt là rất cao.

Phía trên là 5 lý do vì sao bạn không nên để máy giặt Electrolux quá tải do chúng tôi đã tổng hợp lại từ trải nghiệm người dùng và kiến thức chuyên môn. Những hiện tượng trên xảy ra sẽ gây phá hoại nghiêm trọng cho máy giặt Electrolux của bạn, khiến máy nhanh hỏng, giảm sút tuổi thọ và ảnh hưởng đến chất lượng của mỗi lần giặt. Vì vậy, bạn chỉ nên giặt 80% công suất máy.

Đừng quên thảm khảo thêm các bí quyết nội trợ và sử dụng đồ điện tử điện lạnh ở website chính thức của chúng tôi hoặc liên hệ ngay tới Tổng đài CSKH để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

0914.99.66.55